Thiết kế
Dell một lần nữa áp dụng cấu trúc vỏ kim loại từ ba hợp chất: hợp kim magiê, nắp màn hình mạ nhôm và thân máy phủ ngoài một lớp bột magiê. Thiết bị đạt tiêu chuẩn quân sự MIL-STD-810G của Mỹ, chống bụi, chống rung, chống nhiệt. Máy có trọng lượng khoảng 2kg, nặng hơn so với đối thủ Fujitsu LifeBook 13,3-inch S792 ở mức 1,6kg.
Các bản lề kim loại được thiết kế chắc chắn, vì vậy nắp màn hình không bị bập bênh khi điều chỉnh góc nhìn. Trên thực tế, bản lề máy rất cứng cáp khiến người dùng không thể mở máy chỉ bằng một tay. Cũng như người tiền nhiệm trước đó, E6330 cho phép mở góc đầy đủ 180 độ.
Màn hình
Dell trang bị cho Latitude E6330 màn hình 13.3 inch độ tương phản thấp với độ phân giải HD (1366x768p) cùng màn hình LED backlit. Dell không trang bị thêm bất cứ tùy chọn nào khác về độ phân giải của máy. Độ sáng màn hình và dải màu hiển thị của máy khá tốt, phù hợp với làm việc trong văn phòng. Tuy vậy, Latitude E6330 lại thiếu đi dải màu sRGB và AdobeRGB vì Dell sản xuất dòng máy này không hướng tới những người làm đồ họa chuyên nghiệp, đối với những người dùng làm văn phòng thì sự thiếu xót này không phải là vấn đề quá lớn.
Nhờ bề mặt nhám được thiết kế cho máy này, mà làm việc ngoài trời không gây khó chịu nhờ vào tính năng chống chói của nó. Để sử dụng ngoài trời một cách thoải mái nhất, độ sáng của máy chỉ cần để ở mức thấp, hoặc người dùng có thể tìm những nơi có bóng râm để làm việc thoái mái với Dell Latitude E6330.
Còn về góc nhìn của máy, chắc hẳn E6330 không thể nào vượt xa hơn được so với những chiếc máy thuộc dòng business giá rẻ. Và như thông thường, máy đem đến góc nhìn theo chiều ngang khá ổn. Tuy nhiên với chiều dọc, hình ảnh sẽ ngay lập tức bị thay đổi về độ sắc nét khi thay đổi góc nhìn dù chỉ là sự thay đổi nhỏ nhất.
Bàn phím và Touchpad
So với người tiền nhiệm, bàn phím E6330 vẫn được thiết kế chống ẩm với bố cục tiêu chuẩn (không phải thiết kế Chiclet) có đèn nền tùy chọn dựa trên bốn chế độ khác nhau. Các phím hơi lõm xuống, độ rộng vừa phải, tương tác tốt.
Touchpad khá nhạy, hỗ trợ các thao tác cảm ứng đa điểm. Ba phím chuột có bề mặt hơi ráp, nhưng không phát ra tiếng động quá to khi ấn, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Bên cạnh đó, thiết bị còn đi kèm với TrackPoint cho phép xác định chính xác vị trí của con trỏ chuột mà không cần định vị lại. Các phím chức năng hoạt động tốt và êm.
Hiệu năng
Như mong đợi của Dell, máy có cấu hình mạnh mẽ, chạy mượt mà đủ đáp ứng hầu hết các nhu cầu của người dùng. Tất cả các mẫu đều được chạy dựa trên chipset QM77 của Intel. Đối với bộ vi xử lí lõi kép Core i7 từ thế hệ Ivy Bridge, máy hoàn toàn đáp ứng được các tác vụ văn phòng. Đối với đầu ra đồ họa, hệ thống dựa hoàn toàn vào card HD Graphics 4000 tích hợp của bộ vi xử lý tương ứng. Tuy nhiên đối với các công việc văn phòng và sử dụng Internet thông thường điều này là không cần thiết. Trong thử nghiệm 3DMark, máy cho kết quả tương tự như máy tiền nhiệm E6230, thấp hơn LifeBook S792 của Fujitsu, với Core i7-3612QM quad-core CPU một chút.
Được thiết kế nhằm vào nhóm khách hàng doanh nhân, chơi game không phải là trọng tâm chính của máy. Trong thử nghiệm với hai trò chơi 3D: Anno 2070 và Diablo 3, ở độ phân giải cao nhất, thiết bị phải chuyển về cài đặt ở mức thấp. Thông thường Card đồ họa 4000 cũng không phục vụ mục đích chơi game.
Pin
Trong bản thử nghiệm với pin 6-cell, 65W, độ sang tối thiểu, wifi tắt, chế độ tiết kiệm pin, thiết bị hoạt động tối đa trong khoảng thời gian 9 giờ 45 phút, thấp hơn một chút so với LifeBook S792 của Fujitsu pin 72 W ở mức hơn 11 giờ.
Cũng cài đặt chế độ tiết kiệm năng lượng, độ sang màn hình 155cd/m2, thiết bị có thể phát DVD liên tục trong thời gian gần 6 giờ và truy cập Internet thông qua Wi-Fi trong khoảng 6 giờ 20 phút. Nếu so với Fujitsu, ở mức 5,5 và gần 6 giờ, E6330 có thời lượng dài hơn một chút.
Kết luận
Nhìn chung, E6330 Latitude được thiết kế cho mục đích văn phòng chuyên nghiệp. Thiết bị vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh LifeBook S792 bởi màn hình có khả năng phát sáng ngoài trời và tuổi thọ pin dài hơn.