Quadro M6000, có giá 130 triệu đồng.
Nvidia trang bị cho Quadro M6000 những gì tốt nhất với 3072 lõi CUDA, xung nhịp tối đa đến 1,14 GHz cho năng lực tính toán 7 TFLOPS (single-precision). Một điều thú vị là công nghệ GPU Boost cuối cùng đã được Nvidia trang bị cho dòng Quadro và trên M6000, chiếc card này hỗ trợ 10 trạng thái tăng xung khác nhau, nhanh nhất là 1,14 GHz. Như những gì đã làm với GeForce và Tesla, công nghệ này cho phép Nvidia tăng xung nhịp GPU lên tối đa để có được hiệu năng tốt hơn khi bán ra mà không ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát hay các giới hạn về điện năng. Đi cùng với chip GM200 thì M6000 được tích hợp bộ nhớ GDDR5 dung lượng 12 GB với xung nhịp bộ nhớ lên đến 6,6 GHz, băng thông 317 GB/s.
Về hiệu năng tổng thể, Quadro M6000 hứa hẹn mang lại hiệu năng xử lý cao hơn so với K6000. Với xung nhịp cao hơn, số lõi CUDA nhiều hơn và kiến trúc Maxwell 2 hiệu quả hơn, hiệu năng thực tế của Quadro M6000 sẽ cao hơn 50% và các nhà thiết kế đến từ Lucasfilm đã có cơ hội dùng thử chiếc card này và họ khẳng định hiệu năng của M6000 về tổng thể tăng 55%.
Kiến trúc Maxwell 2 cũng mang lại cho M6000 nhiều tính năng mới. Về mặt trình chiếu, M6000 là phiên bản card Quadro đầu tiên có thể xuất ra 4 màn hình ở độ phân giải 4K cùng lúc (thế hệ Quadro trước bị giới hạn ở 2 màn hình 4K). Thêm vào đó, Quadro M6000 cũng hỗ trợ bộ mã hóa video NVENC mới nhất, mặc dù bộ mã hóa này vẫn đang trong giai đoạn đầu tiên nhưng việc hỗ trợ sẵn sẽ mở ra khả năng mã hóa HEVC theo thời gian thực trên card Quadro.
Về điện năng tiêu thụ, M6000 có mức độ tiêu thụ điện năng cao nhất trong các phiên bản card Quadro với 250 W, nhiều hơn 25 W so với K6000 thế hệ trước. TDP cao hơn cho phép card chạy ở xung nhịp cao hơn và chỉ số TDP này ngang bằng với card GeForce GTX Titan X. Mặc dù vậy, M6000 chỉ dùng 1 jack kết nối nguồn 8 pin PCIe mà không cần jack mới hay jack cấp nguồn phụ.
Về thiết kế, K6000 đã được mặc áo mới với lớp vỏ kim loại tương tự GTX Titan X. Sự thay đổi này một phần là do nhu cầu điện năng cao hơn. Để phân biệt với GTX Titan X, M6000 có vỏ màu đen & xanh thay vì toàn bộ màu đen như người đồng nhiệm trên thị trường tiêu dùng. Chiều dài card vẫn là 10,5" (26,67 cm).
Nvidia định hướng cho Quadro M6000 ở nhiều phân khúc thị trường. Trước mắt vẫn là phục vụ cho các ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp và người dùng cao cấp với nhu cầu hiệu năng GPU cao. Tuy nhiên, công ty cũng muốn mở rộng sử dụng chức năng Physically Based Rendering (PBR) - một giải pháp render sử dụng năng lực tính toán tập trung sử dụng các thuật toán cực chính xác để mô hình hóa các đặc điểm vật lý của một vật liệu, chẳng hạn như cách ánh sáng tương tác với vật liệu và phản chiếu ngược lại một cách chính xác thay vì sử dụng các phép ước lượng.
Được biết, Quadro M6000 sẽ sớm được Nvidia bán ra dưới dạng các hệ thống hoàn chỉnh thông qua các đối tác OEM của công ty và dưới dạng sản phẩm đơn lẻ thông qua các kênh bán lẻ. Giá bán vẫn chưa được tiết lộ nhưng nhiều khả năng sẽ trên 5400 USD, tương tự như các phiên bản Quadro 6000 khác.
Bộ xử lý Intel® Xeon® E5-2699 v4
55M bộ nhớ đệm, 2,20 GHz
Dàn linh kiện tản nhiệt nước 82 triệu đồng,
Vỏ case 40 triệu đồng,
hai card đồ họa GTX 1080 40 triệu đồng,
hai bộ nguồn 20 triệu đồng
Một điểm nhấn khác trong chiếc PC này cũng khiến nhiều người ngạc nhiên là 10 TB ổ SSD giá hơn 90 triệu đồng.
Hai màn hình Dell Ultrasharp 27 inch 40 triệu đồng, với độ phân giải 5K cao cấp.
Cấu hình bộ máy tính 7.2 triệu đồng
|
Chiếc PC trị giá 700 triệu đang được nhân viên lắp đặt tại nhà vị đại gia.
|
Ứng dụng ông chạy là Folding@home, một dự án xây dựng các mô hình cấu trúc protein. Thuật toán này tiêu tốn nhiều tài nguyên máy tính nên người dùng máy tính trên khắp thế giới đã chung tay hỗ trợ bằng cách cài Folding, một ứng dụng ẩn chạy nền, cho phép tận dụng những lúc CPU rảnh rỗi hoặc dùng không hết hiệu năng để xử lý việc mô phỏng các tế bào protein.
Đó cũng là lý do mà dàn máy 700 triệu đồng được xây dựng dựa trên giải pháp CPU 22 nhân và 44 luồng. Hai card đồ họa GTX 1080 sẽ phục vụ làm việc và chơi game, còn chiếc Quadro M6000 được dành riêng để hỗ trợ quá trình xử lý nền cho ứng dụng Folding luôn được đặt ở cấu hình tối đa.
Giá trị và quy mô của bộ máy này quá lớn khiến những người chịu trách nhiệm thiết kế và lắp đặt ban đầu rất bất ngờ. "Chúng tôi chưa từng làm dự án nào lớn thế này và tin rằng ở Việt Nam chưa có ai từng ráp một chiếc PC khủng như vậy với mục đích sử dụng cá nhân", anh Đức Tiến đại diện công ty An Phát, đơn vị lắp ráp chiếc máy chia sẻ. "Việc xây dựng cấu hình được dựa trên tiêu chí về hiệu năng và mức độ phù hợp của linh kiện, chứ không phải cứ mang những thứ đắt nhất ráp vào với nhau là xong", anh tiết lộ.
Nói về hệ thống PC khủng của mình, chủ nhân của chiếc máy chỉ mong muốn "sẽ có thêm nhiều người cùng hỗ trợ các cộng đồng nghiên cứu, chỉ đơn giản bằng việc nhỏ là chia sẻ hiệu năng hệ thống".